Sau khi hết tết Nguyên Đán là những lễ hội đầu xuân ở một sổ nơi như Hội Lim, Chùa Hương, hội ở Yên Tử…. đã trở thành địa điểm đặc sắc thu hút rất nhiều người đến tham gia cùng với các hoạt động lễ hội và những nghi thức cúng bái cầu khẩn thần linh để mong cho một năm mới bản thân và người thân gặp nhiều bình an, may mắn và hạnh phúc.
Lễ hội chùa Hương – Hà Nội
Lễ Hội Chùa Hương tổ chức tại xã Hương Sơn huyện Mỹ Đức Hà Nội. Đây là một lễ Hội thu hút nhiều người tham dự và thời gian tổ chức kéo dài nhất trong các lễ hội được tổ chức những ngày đầu mùa xuân. Thời gian tổ chức lễ hội từ mùng 6 âm lịch cho đến hết tháng 3 âm lịch.

Khi đến Lễ Hội Chùa hương ngồi thuyền ngắm cảnh sông núi mênh mông hùng vĩ và được đắm mình trong không gian mênh mông non nước nơi này. Bạn được tham gia vào hành trình về cõi phật và tham gia vào các hoạt động văn hoá thể thao như : Hát hát tuồng, quan họ và các trận đấu cầu lông, bóng chuyền, chọi gà, cờ tướng, …vô cùng náo nhiệt và sôi động của lễ hội .

Lễ hội đền Gióng – Hà Nội
Lễ hội Đền Gióng cũng là một lễ hội nổ tiếng ở Miền được tổ chức tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội vào mùng 6 tháng 1 hàng năm. Nơi đây chính là nơi dừng chân của Thánh Gióng trước khi ngài bay về trời nên hằng năm, lễ hội được tổ chức hằng năm để nhớ ơn công lao của Thánh Gióng.

Lễ Hội Đền Gióng diễn ra 3 ngày với các nghi lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng – đền thờ Thánh Gióng.

Lễ hội Đền Gióng năm 2011, lđã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Hội Lim – Bắc Ninh
Lễ hội được tổ chức từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng diễn ra hàng năm tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cũng là một lễ hội lớn và nổi tiếng lâu đời ở Miền Bắc. Hội Lim có đông đảo người dân tham gia lễ rước chính hội vào 8h sáng ngày 13 tháng Giêng trong những bộ lễ phục ngày xưa đẹp mắt, cầu kỳ và sặc sỡ nhất.

Hội Lim có phần du thuyền hát quan họ rất đắc sắc và hấp dẫn du khách tham dự. Các liền chị ngồi một bên thuyền ở một hồ nước nhỏ ở cạnh cánh đồng làng Lim. Những câu hát đậm đà tình nghĩa được vang lên trên chiếc thuyền hình rồng được sơn son thếp vàng mang đến một cảm giác ấm áp ngọt ngào du dương. Vào tối ngày 12 sẽ diễn ra đêm hội thi hát quan họ giữa các làng quan họ rất đặc sắc.

Lễ hội Lồng Tông – Tuyên Quang
Lễ hội Lồng tồng cũng thường gọi là Hội xuống đồng là một lễ hội truyền thống của dân tộc Tày . Lễ Hội Lồng Tồng được coi là hoạt động tín ngưỡng mà ở đó người dân mong muốn cầu cho trời mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.
Nơi tổ chức tại những ruộng tốt nhất, to nhất.

Lễ hội có nét đặc sắc cuốn hút người xem như :hát lượn đối đáp suốt canh dài… của thanh niển nam nữ . Và Các hoạt động khác trong lễ hội là Đi cà kheo,Chọi gà, Rước cờ , Múa sư tử, Múa rối, Đánh đu, Múa võ, Đẩy gậy, Kéo co, Hát then…cũng làm du khách rất thích thú.
Lễ Hội Chùa Keo- Thái Bình
Từ thành phố Nam Định, qua cầu Tân Đệ, rẽ phải, theo đê sông Hồng, đi khoảng 10km là đến chùa. Nằm ở chân đê sông Hồng giữa vùng đồng bằng, chùa Keo với gác chuông như một hoa sen vươn lên giữa màu xanh bát ngàn của quê lúa Thái Bình.

Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam. Gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo.

Lễ hội Yên Tử – Quảng Ninh
Lễ Hội Yên Tử khai hội từ ngày 9 tháng 1 và kéo dài hết tháng 3 hàng năm .

Điểm đặc biệt ở Lễ Hội Chùa Yên Tử là cuộc hành hương của rất đông người đến với chùa Đồng ở trên đỉnh núi 3h đồng hồ giữa thiên nhiên hùng vĩ. thơ mộng. Thú vui “như hội” là leo núi, lên đỉnh cao nơi có chùa Ðồng.

Đặc biệt ở dọc đường đi ban sẽ gặp những ngôi chùa, con suối, ngọn tháp, rừng cây và mỗi nơi là một truyện cổ tích sâu lắng tình người. Sau khi thắp nén nhang khi lên đến đỉnh núi ai nấy cũng sẽ cảm thấy như mình đang đứng giữa trời, lòng lâng lâng thoát tục.
Lễ hội Bà chúa Kho – Bắc Ninh
Lễ hội đền Bà Chúa kho là lễ nội nổi tiếng lâu đời ở Miền Bắc. Lễ Hội được tổ chức ngày 14 tháng 1 (tức ngày 13.2).

Đây là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương mang tính tín ngưỡng.
Hội Đền Trần – Nam Định
Trong thời gian diễn ra lễ hội các môn như chọi gà, diễn võ năm thế hệ, múa lân, đấu vật, chơi cờ thẻ, đi cầu kiều, hát văn, múa bài bông …diễn ra cuốn hút du khách thập phương.

Lễ khai ấn đền tổ chức từ giữa đêm 14 rạng sáng ngày 15 tháng 1 hàng năm tại Lộc Vượng TP Nam Định. nhằm tri ân công đức của 14 vị vua Trần.

Chính những nét sinh hoạt văn hoá độc đáo này đã tạo cho hội Đền Trần sức hấp dẫn du khách đến tham gia lễ hội.
Trả lời